Bài 6: Phép toán – Biểu thức – Câu lệnh gán

Read Time:3 Minute, 29 Second

1. phép toán

Phép toánTrong toán họcTrong pascal
Các phép toán số học với số nguyên+, -, x, div(chia nguyên), mod(chia dư)+, – , *, div, mod
Các phép toán số học với số thực+, – , x, :+, – , *, /
Các phép toán quan hệ<, <=, >, >=, = , <>
Các phép toán logicNot, and , or

2. biểu thức và câu lệnh gán

a)      biểu thức số học:

            Biểu thức số học là biểu thức nhận được từ các hằng số, biến số và hàm số liên kết với nhau bằng các phép toán số học.

            Thứ tự thực hiệntrong ngoặc thực hiện trước ngoài ngoặc thực hiện sau. Đối với biểu thức không có ngoặc thì : nhân, chia, div, mod thực hiện trước, cộng, trừ thực hiện sau

Chú ý: nếu trong biểu thức chứa 1 hằng hay biến kiểu thực thì ta có biểu thức số học thực, giá trị biểu thức cũng thuộc kiểu thực.

b)      hàm số học chuẩn:

cú pháp:

<tên hàm>(<đối số>);

VD: sqrt(4); sqr(2);

KL: bản thân hàm chuẩn cũng là một biểu thức số học và có thể tham gia vào biểu thức số học như 1 toán hạng (giống hằng và biến).

c)      biểu thức quan hệ:

            Hai biểu thức cùng kiểu liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ cho ta một biểu thức quan hệ

biểu thức quan hệ có dạng:

<BT1> <phép toán quan hệ> <BT2>;

Trong đó: BT1 và BT2 cùng là xâu hoặc biểu thức số học

Trình tự thực hiện:

– Tính giá trị biểu thức

– Thực hiện phép toán quan hệ

à kêt quả của biểu thức quan hệ là kiểu logic

d)      biểu thức logic:

            Biểu thức logic đơn giản là biến hoặc hằng logic.

            Biểu thức logic là các biểu thức logic đơn giản, các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán logic.

            Giá trị của biểu thức logic là: true hoặc false

VD: not(x>1) thể hiện phát biểu “x không lớn hơn 1” ó biểu thức quan hệ x<=1

Ngoài ra còn có các phép toán logic khác như: and, or

VD: biểu thức quan hệ  ta viết lại dưới dạng phép toán logic như sau: (x>=4) and (x<=9)

e)      Câu lệnh gán:

Cú pháp:

<tên biến>:=<biểu thức>;

Trong đó: tên biến là tên của biến đơn, kiểu của giá trị biểu thức phải phù hợp với kiểu của biến

Chức năng:  đặt cho biến có tên ở vế trái dấu “:=” giá trị mới bằng giá trị của biểu thức ở về phải.

VD: x1:=(-b-sqrt(b*b-4*a*c))/(2*a);

Chú ý:  biến kiểu thực có thể nhận giá trị kiểu nguyên và biến kiểu xâu có thể nhận kiểu kí tự, ngược lại thì không.

Củng cố – dặn dò:

Ø      Cần nắm được phép toán, biểu thức số học, biểu thức quan hệ, biểu thức logic

Ø      Viết được hàm chuẩn trong thư viện

Ø      Thực hiện câu lệnh gán (lưu ý kiểu của biến và kiểu của giá trị biểu thức phải cùng kiểu)

Ø      Chuẩn bị trước bài 7, 8

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Previous post Bài 5: Khai báo biến
Next post Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào / ra đơn giản