Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh

Read Time:2 Minute, 11 Second

cấu trúc rẽ nhánh.

· Xét các ví dụ:

 VD1: Chiều mai nếu trời không mưa thì Hùng đến nhà Tâm để học nhóm.

VD2: Chiều mai nếu trời không mưa thì Hùng đến nhà Tâm để học nhóm, nếu trời mưa thì Hùng gọi điện cho Tâm trao đổi.

– Cách diễn đạt Nếu…thì… ở VD1 thuộc dạng thiếu.

– Cách diễn đạt Nếu…thì, nếu không… thì… ở VD2 thuộc dạng đủ.

– Cấu trúc dùng để mô tả các mệnh đề có dạng như trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ.

· Xét bài toán: Giải phương trình bậc 2:

ax2 + bx + c = 0

 Sơ đồ khối thể hiện cấu trúc rẽ nhánh:

hiểu câu lệnh if-then.

· Dạng thiếu:

         if <điều kiện> then <câu lệnh>;

· Dạng đủ:

  if <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

Trong đó:

+ Điều kiện: là biểu thức quan hệ hoặc biểu thức logic.

+ Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2: là một câu lệnh duy nhất.

+ Chú ý: Câu lệnh đứng trước ngay từ khoá ELSE không có dấu chấm phẩy (;).

câu lệnh ghép.

· Câu lệnh ghép là câu lệnh gộp một dãy các câu lệnh.

·Cú pháp:

         begin

       <các câu lệnh>;

  end ;

Chú ý:

+ Sau end của câu lệnh ghép phải có dấu chấm phẩy (;).

+ Thuật ngữ câu lệnh được hiểu chung cho câu lệnh đơn và câu lệnh ghép.

Ví dụ:

if  D <0 then writeln (‘pt vo nghiem’)

else

    begin

        x1:=  (-b+sqrt(b*b-4*a*c))/(2*a);

        x2:=  (-b-sqrt(b*b-4*a*c))/(2*a);

    end;

Củng cố kiến thức.

· GV nhấn mạnh những nội dung chính trong bài:

– Cấu trúc chung của lệnh rẽ nhánh if-then, sơ đồ thực hiện của cấu trúc rẽ nhánh.

– Sự thực hiện của máy khi gặp cấu trúc rẽ nhánh.

– Câu lệnh ghép là câu lệnh gộp một dãy các câu lệnh.

· HS về nhà làm các bài tập 1, 2, 4 sgk trang 50.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Previous post Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
Next post Bài 10: Cấu trúc lặp