
1. các thủ tục chuẩn vào / ra:
a) Nhập dữ liệu từ bàn phím:
Cú pháp:
Read(<danh sách biến vào>); |
Readln(<danh sách biến vào>); |
Trong đó: danh sách biến vào là 1 hoặc nhiều biến (trừ biến kiểu boolean). Nếu nhiều biến thì cách nhau bởi dấu phẩy.
Chú ý : Khi nhập dữ liệu từ bàn phím READ và READLN có ý nghĩa như nhau, thường hay dùng READLN hơn. READLN luôn chờ gõ phím Enter.
Ví dụ: Xét chương trình sau:
Program VD;
Uses crt;
Var a, b, c : Integer;
Begin
Clrscr;
Write(‘Moi ban nhap 3 so:’);
Readln(a, b, c);
Write(‘Ban vua nhap vao 3 so:, a, b, c);
Readln;
End.
b) Đưa dữ liệu ra màn hình:
Cú pháp:
write(<danh sách kết quả>); |
writeln(<danh sách kết quả>); |
Trong đó: danh sách kết quả có thể là biến đơn, biểu thức, hoặc hằng, hoặc tên hàm
Ví dụ:
Write(a, b, c);
Writeln(‘Gia tri cua N la : ’,N);
-Thủ tục Writeln sau khi đưa kết quả ra sẽ chuyển con trỏ màn hình xuống đầu dòng tiếp theo .
Ngoài ra trong TP còn có qui cách đưa thông tin ra như sau :
Kết quả thực hiện với kiểu thực :<Độ rộng>:<Số chữ số thập phân>
Kết quả với kiểu khác: :<Độ rộng>
Ví dụ: Write(N : 8);
Writeln(‘X = ’,X:8:3);
2. soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh trương trình
Trong máy tính cần có các tệp sau: turbo.exe, turbo.tpl, graph.tpu, egavga.bgi,Turbo.tph
Soạn thảo: gõ nội dung chương trình gồm: phần khai báo và các lệnh trong phần thân. Khi lưu chương trình nhấn F2à nhập tênà Enter (phần mở rộng ngầm định là .pas)
Biên dịch chương trình: nhấn tổ hợp phím Alt+F9, nếu có lỗi cần chỉnh sửa, nếu không có lỗi chương trình xuất hiện bảng thông báo: Compile successful: press any key
Chạy chương trình: nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9
Đóng cửa sổ chương trình: Alt+F3
Thoát khỏi phần mềm: Alt+X
Củng cố – dặn dò:
Ø Thực hiện các thủ tục vào/ ra đơn giản
Ø Sử dụng các kiến thức đã học viết chương trình đơn giản.
Ø Chuẩn bị BT và TH 1
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.